Làm dịch vụ thì “khách hàng luôn đúng”

NGUYÊN TẮC “KHÁCH HÀNG LUÔN ĐÚNG” TRONG NGÀNH DỊCH VỤ

Một bạn chụp đoạn đối thoại với khách lên than thở, cô giáo vô thả comment “Làm dịch vụ thì khách hàng luôn đúng. Chụp cmt của khách lên bỉ bôi thì càng sai hơn”.

Tại sao lại thế? Vì đầu tiên, các em cần hiểu chữ “đúng và sai” ở đây theo nghĩa “có lợi và có hại”, chứ không phải theo nghĩa “bên nào đúng”.

Thế này nhé.

Read the rest of this entry

Người tự tin sẽ hành động như thế nào?

Người tự tin sẽ hành động như thế nào?

1. Bạn có phong thái điềm đạm, khuôn mặt biểu cảm thoải mái và ngôn ngữ cơ thể cởi mở.

2. Bạn lắng nghe nhiều hơn là nói

3. Bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa tính quyết đoán, chắc chắn với sự kiêu ngạo.

4. Bạn không tuyệt vọng với việc chứng tỏ bản thân trong 1 tập thể. Bạn không cảm thấy cần thiết phải nói mọi lúc.

5. Trong khi nói chuyện, bạn không vội vàng, chực chờ để được nói. Bạn không ngắt lời. Bạn đợi đến lượt của mình.

6. Bạn không hoảng loạn khi bị ai đó lạm dụng, thay vào đó bạn sẽ phản ứng, gây hấn lại 1 cách quyết đoán và có kiểm soát.

7. Bạn giao tiếp bằng ánh mắt thường xuyên.

8. Bạn có khả năng để tự cười bản thân trước mặt người khác.

9. Bạn không chần chừ để xin lỗi khi bạn mắc lỗi. Bạn chịu trách nhiệm.

10. Bạn biết khi nào cần phải nói “ không”. Bạn nói theo cách lịch sự nhưng chắc chắn.

11. Bạn không tìm kiếm sự công nhận của người khác khi bạn biết điều mình làm và nói là đúng.

(c) Naveen N

4dummies.info | Beooi.com | Gombi.vn | Soaica.net

Cảnh giới cao nhất của thông minh ấy là…

Cảnh giới cao nhất của sự khôn khéo trong kinh doanh là gì?

(đây là trả lời của một công ty mà Steve Jobs cũng là người đã học nhiều từ họ về làm trải nghiệm)

Mỗi lần sang Đức, tôi đều ở lại một khách sạn đơn giản sạch sẽ, bên cạnh quầy tiếp tân ở đại sảnh luôn có kê một chiếc bàn nhỏ, trên bàn luôn có sẵn nước chanh và những chiếc ly dùng một lần, cung cấp cho khách hàng sử dụng miễn phí. Buổi sáng còn có cà phê, sữa nóng và những chiếc bánh sừng bò vừa mới ra lò cho khách hàng dậy muộn, không kịp ăn buffet mà phải vội vội vàng vàng đi ngay.

Read the rest of this entry

CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA ĐỔ VỠ BỞI PHẦN LỚN MỌI NGƯỜI GIAO TIẾP VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀY

CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA ĐỔ VỠ BỞI PHẦN LỚN MỌI NGƯỜI GIAO TIẾP VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀY.

Tác giả: Nicolas Cole

Bài ngắn nhưng quan trọng.

Nếu bạn để ý kỹ, trọng tâm phần lớn mọi cuộc đối thoại đều xoay quanh một cá nhân.

Gọi người bắt chuyện là A

Một người hoạt ngôn nào đó là B.

Và khi người B tiếp nhận cuộc trò chuyện, thay vì đưa ra những câu hỏi ngược lại cho A, họ chỉ trao đi những lời nhận định về chủ đề mà cả hai đang nói tới.

Read the rest of this entry

LÀM MARKETING NHƯ ĐEN VÂU

LÀM MARKETING NHƯ ĐEN VÂU

Tui rất thích Đen và những ca từ trong mấy bài hát của Đen. Nhưng những ngày gần đây tui càng thấy thích thú hơn với cách làm Marketing team của Đen.

Có nhiều yếu tố khiến cho những MV của Đen, dù chi phí rất thấp nhưng vẫn đạt độ lan tỏa khủng khiếp. Cách làm này phù hợp và có thể áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

>>> Đen là The First.

Mọi người đều nói ca từ của Đen rất hay nhưng tui nghĩ hay là phụ, quan trọng nhất là nó “Đúng”.

Nếu tinh ý, chúng ta dễ dàng nhận ra những ca từ mà Đen dùng thường xuyên liên quan đến nhóm văn phòng: Deadline, sếp, 8 tiếng nhìn màn hình,v.v… Đây là những từ ngữ hết sức thân thuộc với nhóm đối tượng ngày ngày mài mông công sở, dán mắt màn hình.

Như bài “Bài này chill phết”, Đen đánh đúng vào nỗi đau deadline cùng mong ước “dưới ngọn đồi, căn nhà nhỏ, nhìn ra bờ sông”. Gần như đó là khao khát trong lòng của những người trẻ đang cật lực cày cuốc mỗi ngày ở văn phòng.
Hay bài “Lối Nhỏ”. Đen cũng khéo léo nói về nỗi đau, sự tự tin thường thấy của những bạn trẻ mới đi làm chưa có gì vững chắc trong tay.

Rõ ràng Đen cực hiểu, rất hiểu insight của nhóm đối tượng này. Mỗi bài hát, ca từ người nghe như thấy mình ở trong đó. Chưa kể đến melody cũng rất hiện đại, nhẹ nhàng đúng kiểu nghe để thư thái lại.

Những yếu tố này khiến cho nhạc của Đen có sức “thấm” cực mạnh và cực cảm xúc.

Và quan trọng hơn nữa, chưa có 1 dòng nhạc thực sự nào dành riêng cho nhóm khán giả này.

Đen là người đầu tiên, The First.

Read the rest of this entry

KHỦNG HOẢNG Y ĐỨC Ở BỆNH VIỆN XANH-PÔN: CƠ HỘI VÀNG ĐỂ TRUYỀN THÔNG “CỨU SỐNG” HÀNG TRĂM NGHÌN NGƯỜI NHIỄM HIV

KHỦNG HOẢNG Y ĐỨC Ở BỆNH VIỆN XANH-PÔN: CƠ HỘI VÀNG ĐỂ TRUYỀN THÔNG “CỨU SỐNG” HÀNG TRĂM NGHÌN NGƯỜI NHIỄM HIV

Một bài viết rất hay, nhiều kiến thức về HIV trong giai đoạn hiện nay (2020) và các cách thức hiểu rõ để truyền thông “cứu sống” hàng trăm nghìn người nhiễm HIV mà mình chia sẻ lại từ blogger Nguyễn Ngọc Long, trên tinh thần của tác giả share để nhiều người được biết, hiểu và “được cứu sống”.

Cảm ơn vì bài viết rất rất hay này.

KHỦNG HOẢNG Y ĐỨC Ở BỆNH VIỆN XANH-PÔN: CƠ HỘI VÀNG ĐỂ TRUYỀN THÔNG “CỨU SỐNG” HÀNG TRĂM NGHÌN NGƯỜI NHIỄM HIV

Tại hội nghị 20 năm điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam, PSG.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết “cả nước có 215.661 người nhiễm HIV và 103.616 người tử vong do HIV/AIDS”.

Thực ra, 103.616 người nhiễm HIV kia lẽ ra đã không phải chết. Bởi vì HIV không thể làm người ta chết, mà sự thiếu hiểu biết về HIV mới là nguồn cơn dẫn đến tử vong.

Tóm lược dưới đây không hoàn toàn chính xác về mặt khoa học, nhưng cô giáo cố gắng giải thích dễ hiểu nhất để các em nắm vấn đề:

1- HIV là một loại virus, hiện chưa có thuốc chữa.

2- HIV không khiến người ta chết, nó chỉ làm suy yếu hệ miễn dịch bằng cách liên tục diêu diệt tế bào CD4

3- Khi số lượng tế bào CD4 giảm thì nguy cơ chết vì các bệnh khác tăng cao (đó là nguy cơ thôi, vì trong thực tế có những người chỉ còn 8, 10, 12 tế bào CD4 vẫn sống khỏe bình thường)

4- Tin vui là tế bào CD4 được cơ thể sản xuất liên tục. Tin buồn là số lượng tế bào CD4 bị tiêu diệt mỗi ngày nhiều hơn số lượng tế bào CD4 được sinh ra mỗi ngày

Read the rest of this entry

9 NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG BẤT BIẾN DÀNH CHO START-UP

9 NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG BẤT BIẾN DÀNH CHO START-UP

6 năm trước trong hội thảo về Truyền thông – Tiếp thị và Big Data do anh Đạt (CTO của FPT Online) làm diễn giả, có một bạn đã đặt câu hỏi rằng bạn có khả năng làm ra sản phẩm tốt hơn (một phần) sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường. Nhưng nguồn lực của bạn hạn chế nhiều cái, bạn có nên start-up với sản phẩm này không?

Các khách mời đã tư vấn một số vấn đề cho bạn đặt câu hỏi và chốt lại rằng rất khó có câu trả lời cụ thể. Tất nhiên, vì đây không phải là hội thảo của mình nên không thể “cướp diễn đàn” để trả lời thay cho diễn giả. Nhưng mình rất muốn tư vấn cho bạn ấy, vì câu hỏi này thuộc dạng “kinh điển”, hầu như tiếp cận với startup nào mình cũng thấy họ có trăn trở y hệt kiểu này!

Đúng như các khách mời hôm đó là anh Hiển và anh Đạt có nói, tự người đặt câu hỏi mới ra quyết định yes/no trong trường hợp này được, nhưng mình xin cung cấp thêm một vài thông tin gợi ý để việc ra quyết định của bạn được dễ dàng hơn nhé. Với lưu ý rằng, chia sẻ dưới đây thể hiện quan điểm cá nhân của mình dựa trên kinh nghiệm tư vấn thực tế và quan sát – đánh giá thị trường, nó không mang hàm ý sách vở học thuật.

THỨ NHẤT,
mình cho rằng sẽ không có bất cứ doanh nghiệp nào “chết” nếu họ có đủ vốn để chịu lỗ trong một khoảng thời gian (rất) dài. Mình thường nói vui với các bạn nhờ mình tư vấn rằng nếu có đủ tiền chịu lỗ trong 10 năm thì bạn start-up cái gì cũng thành công. Bất kể thị trường biến động thế nào, đối thủ của bạn là ai và bạn kinh doanh mặt hàng gì. Bởi vì đặc thù của kinh doanh là nhạy bén nắm bắt cơ hội và có khả năng thích ứng với sự thay đổi. Làm sai thì sửa, làm sao mà chết được! Chỉ có điều, khi phạm sai lầm, các start-up không còn đủ tiền để mà thay đổi. Khi lựa chọn sai làn đường, các start-up không còn lực để nhảy qua làn đường kế tiếp trong một cuộc đua. Các start-up sẽ nuối tiếc nhìn cơ hội vụt qua trước mắt. Tóm lại, các start-up phải hành xử theo kiểu con nhà nghèo.

Read the rest of this entry

Chia Folder

Chia Folder

4dummies.info | Gombi.vn | Beooi.com | Soaica.net

Nên chia folder một cách có khoa học để dễ dàng cho việc tìm kiếm, sắp xếp, hệ thống các file cũng như khi cần tra cứu đối chiếu được thuận tiện.

Nguồn: 902030.

 

30 ngày làm thương hiệu cho kênh truyền thông của bạn

30 ngày làm thương hiệu cho kênh truyền thông của bạn

4dummies.info | Gombi.vn | Beooi.com | Soaica.net

Bài viết chia sẻ cho các bạn cách sử dụng các nội dung tham khảo đăng tải trên các kênh truyền thông (Mạng xã hội…) tạo thương hiệu. Tuỳ mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những ứng dụng khác nhau, tuy nhiên kiên trì, chuyên cần, kỷ luật và sáng tạo là yếu tố giúp các doanh nghiệp SME phát triển tốt hàng ngày.

Thanks Truyền Thông Trăng Đen đã chia sẻ một bài viết bổ ích cho cộng đồng.

TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG TỪ “KHÔNG” TRONG CONTENT?

TẠI SAO KHÔNG NÊN DÙNG TỪ “KHÔNG” TRONG CONTENT?

Con người thường nghĩ mình tư duy logic, nhưng thực ra họ chẳng logic chút nào cả.

Người ta tư duy theo dòng tư tưởng, tức là ở mỗi thời điểm, các Ý TƯỞNG xuất hiện trong đầu họ, và việc của chúng ta là lái họ về Ý TƯỞNG MUA HÀNG

Một ví dụ: Nếu bạn nào có con nhỏ ở nhà, trước khi rời khỏi con, nếu bạn nói “KHÔNG bỏ tay vào miệng nhé” thì khi bạn đi, nó sẽ bỏ tay vào miệng. Lý do? Con người về vô thức (dễ thấy nhất ở trẻ nhỏ) chỉ tiếp nhận Ý TƯỞNG “bỏ tay vào miệng” chứ không tiếp nhận ý tưởng phủ định “không bỏ tay vào miệng”. Kèm theo tính hay quên của con nít, nó bỏ luôn tay vào miệng ngay, vì bạn đã GỢI Ý, đã GIEO Ý TƯỞNG cho nó bỏ tay vào miệng.

Khi con người lớn lên thì mới bắt đầu có tư duy logic (khẳng định, phủ định…), nhưng luôn luôn tư duy vô thức (ý tưởng) mạnh hơn. Khi bạn bán áo, nếu bạn nói “Áo này vải xịn, không sợ nóng” thì dòng tư duy khách như sau:

TRƯỚC:”Mua áo này không ta? Chắc mua phát xem.”
SAU: “Mua áo này không ta? Nóng à? Ờ có khi vải nóng. Nó nói vậy chắc gì không nóng.”

Như vậy, đầu tiên khách chưa hề nghĩ tới vụ vải nóng, nhưng sau khi bạn thêm “không sợ nóng”, bạn đã GIEO Ý TƯỞNG “nóng” và đầu họ, làm họ tiếp tục suy nghĩ không quyết.

Thay vì vậy, hãy nói “Áo này vải xịn, rất mát.” Lúc này, ý tưởng gieo vào đầu họ là “mát” chứ không phải nóng. Mà nói chung ko ai hỏi thì đừng nói luôn.

Nói chung là đừng bắt họ suy nghĩ logic kiểu phủ định của phủ định của phủ định… vì họ lười nghĩ lắm, họ chỉ nhớ ý tưởng chốt mà thôi.

Vậy sau này viết bài cho bánh thì đừng nói “bánh không ngọt gắt”. Im là tốt nhất. Nếu cần nói thì hãy nói “bánh ngọt dịu”.

Nếu viết bài cho quần legging thì đừng nói “không sợ chật”. Im là tốt nhất. Nếu cần nói thì hãy nói hãy nói “vừa với mọi dáng người”.

Nói chung đừng viết quá nhiều ý tưởng để thuyết phục. Viết càng nhiều khách càng phải suy nghĩ. Mà suy nghĩ nghĩa là không đặt hàng.

MUỐN TRANH LUẬN THÌ DÙNG LOGIC. MUỐN THUYẾT PHỤC PHẢI DÙNG THUẬT GỢI Ý.

(c)Bài viết được dẫn nguồn từ ECOBLADER.